Trải nghiệm người dùng là gì? Hướng dẫn tối ưu UX/UI website

Hiện nay, bất cứ công ty, đơn vị nào cũng đầu tư trang web riêng cho doanh nghiệp. Tối ưu website sẽ giúp đạt thứ hạng cao, tạo được uy tín và hỗ trợ kinh doanh thuận lợi.

User experience (Trải nghiệm người dùng) là một yếu tố mà nhiều người chú trọng bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng có lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu user experience là gì và cách tối ưu user experience.

trai nghiem nguoi dung
Trải nghiệm người dùng và những điều cần biết

1. User experience là gì?

User Experience (Trải nghiệm người dùng) là cách một người cảm nhận khi giao tiếp với một hệ thống. Hệ thống đó có thể là một trang web, một phần mềm máy tính hay một ứng dụng web, mà trong bối cảnh hiện đại thường sẽ được biểu hiện bằng một số hình thức tương tác giữa con người – máy tính (Human-Computer Interaction: HCI).

Người làm việc về User Experience (UX) sẽ được gọi là nhà thiết kế UX và công việc của họ chính là nghiên cứu, đánh giá cách người dùng cảm nhận về một hệ thống. Thông qua những vấn đề như tính tiện ích, tính dễ sử dụng, cách nhận thức về giá trị của hệ thống, sự hiệu quả khi thực hiện những tiến trình,….

user experience la gi
Trải nghiệm người dùng là gì

1.1 Trải nghiệm người dùng tốt

Quy tắc đơn giản

Thiết lập và cho phép áp dụng như quy tắc đơn giản (Letting Simplicity Rule). Chẳng hạn ví dụ về Paypal, kể từ năm 2014 họ đã bắt đầu quá trình đơn giản hóa trải nghiệm trang web và ứng dụng di động. Những quy định đơn giản của họ như: Thiết lập, giảm thiểu, tạo bối cảnh, định vị, tiết kiệm thời gian, thêm ý nghĩa,…

Cá nhân hóa

Thương hiệu cafe Starbucks là một ví dụ điển hình với cách thức tối ưu Trải nghiệm người dùng bằng hình thức cá nhân hóa (Making it Personal). Trong ứng dụng, Starbucks sử dụng cá nhân hóa thông minh để đặt hàng trực tuyến, thông qua đó hiểu được lịch sử cũng như cách thức mua hàng của người dùng – những khách hàng tiềm năng của họ.

Cá nhân hóa sẽ tạo ra thói quen và con người thường dựa theo thói quen để hành động. Khách hàng sẽ sử dụng dễ dàng hơn nếu họ chọn từ danh sách các sản phẩm mà họ thường xuyên sử dụng.

user experience
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Người dùng rất ít khi sử dụng tùy chọn cho menu đầy đủ trên ứng dụng Starbucks. Mỗi khi đặt hàng, họ sẽ vào tab Tab Nổi bật và tiếp đến sẽ chọn những gì họ muốn từ ứng dụng Recents.

Xây dựng lòng tin

Yếu tố cốt lõi của việc cung cấp dịch vụ chính là lòng tin (trust). Đây là điều quan trọng bậc nhất với một số ngành dịch vụ. Do đó, để xây dựng lòng tin (Using Reviews to Build Trust), việc sử dụng nhận xét, đánh giá là một cách thiết kế User Experience hữu ích và có tác động mạnh mẽ.

Chẳng hạn như trang web về dịch vụ thú cưng Rover.com. Chó đối với nhiều người không chỉ đơn thuần là thú cưng mà là thành viên của gia đình. Chính vì thế, khi bạn có việc cần đi vắng mà không thể cho thú cưng đi cùng thì bạn có thể tin tưởng ai để chăm sóc tốt chúng?

Không chỉ đơn giản để chọn người trông và đặt chỗ mà Rover còn khiến bạn cảm thấy yên tâm về lựa chọn của mình. Những đánh giá trực tuyến và cập nhật ảnh thực sự rất quan trọng.

1.2. Trải nghiệm người dùng xấu

toi uu ux
UX xấu sẽ tác động không tốt đến web

Một thống kê cho thấy 78% số người được khi hỏi đều trả lời là công ty của họ muốn cung cấp cho người dùng trực tuyến cũng như các khách hàng của mình những trải nghiệm tốt nhất. Đây là tin thực sự rất tốt. Tuy nhiên, tin xấu là có đến 55% công ty cho biết họ không tiến hành bất kỳ thử nghiệm trải nghiệm người dùng nào.

Vậy những đặc điểm nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng của bạn? Những trải nghiệm người dùng xấu (bad design examples) nào cần loại bỏ khỏi nội dung của bạn?

Các đặc điểm ảnh hưởng không tốt đến UX bao gồm: Trang web tải chậm; Nội dung ít được cập nhật; Nội dung đơn điệu, chỉ với các nội dung bán hàng thuần túy; Thiếu thông tin liên hệ, công cụ tương tác; Các popup không liên quan, tần suất cao; Frustrating user experience (trải nghiệm người dùng gây khó chịu)

2. Tại sao User Experience quan trọng?

Trên thực tế, khi bạn đang điều hành một công việc kinh doanh, trải nghiệm tổng thể của bất cứ người nào đó về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Điều sẽ tác động đến việc họ sẽ mua hay quan trọng nhất là liệu họ sẽ quay trở lại để mua tiếp hoặc tìm đến nơi khác.

toi uu trai nghiem
Vai trò quan trọng của trải nghiệm người dùng UX

User Experience sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì lượng khách hàng nếu như công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào một trang web. Và đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có ít nhất một trang web để cạnh tranh với đối thủ.

Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để thể hiện đối với hầu hết các khách hàng tiềm năng. Đa số những người ghé thăm web chỉ quyết định trong vòng một vài giây về việc có ở lại trang web của bạn hay nhấn nút ‘Back’ để tìm một trang web khác tốt hơn. Do đó, bạn cần nắm bắt lấy cơ hội quý báu này.

Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng. Vậy vì sao có không ít người trong chúng ta lại xem việc phải xác định và tạo ra một trải nghiệm người dùng thành công cho khách hàng là điều vô cùng khó khăn?

3. Cách thiết kế user experience hiệu quả

3.1. Rõ ràng và đơn giản

thiet ke ux
Thiết kế UX mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

Để người dùng cảm nhận về thiết kế trang web của bạn chỉ mất chưa đầy 1 giây. Và trong khoảng 10 giây kế tiếp họ cũng chỉ quan tâm đến những gì mà họ hiểu được về nội dung bạn muốn truyền tải. Chính vì thế, việc bạn cần làm chính là hãy khiến mọi thứ thật rõ ràng và đơn giản nhất có thể.

Các thiết kế của bạn cần cố gắng để người dùng có thể làm quen nhanh chóng và hiểu quy luật sắp xếp của bạn một cách dễ dàng. Nhờ đó mà người dùng dễ tiếp nhận thông tin truyền thông từ bạn hơn. Từ đó, người dùng sẽ cảm tình cũng như yêu thích nội dung của bạn hơn.

Xem xét lại tất cả những gì đang diễn ra, đánh giá và liên tục tối ưu. Một trong những mục đích của thiết kế đó là làm cho đa số người dùng hiểu và chấp nhận thông tin của bạn. Bạn cần đo lường cũng như tối ưu để điều này được tối đa hóa.

3.2. Khả năng quét (Scanned)

toi uu hinh anh
Khả năng quét nhanh trang web

Đầu tiên, người dùng sẽ quét nhanh trang web của bạn (Websites Are Scanned, Not Read) chứ không đọc nội dung. Điều bạn cần làm là làm sao để trang web có thể quét được và thu hút nhiều người tìm hiểu. Đa số người dùng để tìm thứ mà họ quan tâm thì họ sẽ quét nội dung. Nếu có nội dung mà người dùng quan tâm thì họ sẽ chuyển sang đọc và tiến hành tìm hiểu chi tiết hơn.

Để tối ưu trải nghiệm người dùng, bạn cần tối ưu hóa hình ảnh (infographics cùng với đó là kết hợp bố cục nội dung hấp dẫn, hợp lý giúp cho các chủ điểm thông tin được tiếp cận dễ dàng hơn. Nhờ đó, đi sâu vào phân tích kỹ lưỡng.

3.3. Sáng tạo dựa trên nguyên tắc chung

Một số tiêu chuẩn thiết kế giống như các chuẩn mực không nên thay đổi. Chẳng hạn như vị trí nút bấm còi của một chiếc xe máy là bên tay trái, ở phía dưới, nơi ngón cái của tay trái có thể bấm. Bạn tuyệt đối không nên thay đổi vị trí của của nó đi chỗ khác, đặc biệt là không nên di chuyển quá xa vị trí tiêu chuẩn ban đầu.

Việc sáng tạo quá mức so với các tuyển chuyển ban đầu đã có sẽ khiến User Experience không hiệu quả. Tuy có thể bạn nghĩ rằng phi truyền thống là một điều nên làm để thay đổi. Nhưng cần phải có sự cân bằng nhất định trong sáng tạo và khả năng sử dụng.

3.4. Hiểu rõ đối tượng trải nghiệm

ui ux website
Hiểu rõ đối tượng trải nghiệm

Khi đã xác định đối tượng mục tiêu là những người quan trọng thì hãy nhớ kết hợp những phản hồi, ý kiến của họ vào mục tiêu thiết kế của bạn nếu bạn muốn tiếp cận nội dung với họ. Việc xem xét phản hồi hành động của người dùng cuối là đều khó và sẽ cần nhiều thời gian nhưng lại rất quan trọng.

Việc thiết kế trải nghiệm người dùng suy cho cùng là để đáp ứng chính người dùng. Do đó, nếu bạn không biết gì và hiểu gì về người dùng thì chắc chắn điều bạn đang làm là mơ hồ và không giúp ích cho bạn.

3.5. Phân phối theo thị giác

Khi đặt các yếu tố quan trọng nhất trên giao diện, hãy làm nổi bật chúng để người dùng quan sát và tập trung vào chúng. Có rất nhiều cách để làm nổi bật mọi thứ, trong thiết kế, nhưng hiệu quả nhất là làm cho nó lớn hơn bất kỳ thứ gì khác trên màn hình. Màu sắc cùng vị trí sắp đặt cũng là yếu tố quyết định quan trọng. Một cách giúp bạn sắp xếp đúng và hiệu quả nhất đó là tuân thủ theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

4. Bí kíp cải thiện User Experience

4.1. Chuẩn bị và thử nghiệm

seo ux
Cần làm nhiều việc để tăng trải nghiệm người dùng

Đúng bạn sẽ có rất nhiều công việc phải làm nhằm thiết kế ra một cái gì đó – bất cứ điều gì – hoạt động tốt. Nhằm đáp ứng cho một lượng lớn người dùng tiềm năng. Đó là những người có thể hay không thể suy nghĩ như chúng ta làm, không quan trọng đó là hoàn cảnh nào.

Sẽ phải mất một thời gian rất lớn để lên kế hoạch, thiết kế, sản xuất cũng như thử nghiệm để phát triển một sản phẩm mà tối ưu tốt trải nghiệm người dùng. Đây là điều mà đa số những người phát triển phần mềm hay dịch vụ trên web đều phải biết.

4.2. Thấu hiểu khách hàng

Đây là điều thực sự quan trọng và một trong những yêu cầu được chú trọng nhiều hơn bất cứ điều gì khác để chúng ta có thể phát triển một ý thức sâu sắc về sự đồng cảm với người dùng. Điều này, đòi hỏi chúng ta phải bước ra khỏi lối suy nghĩ của chính mình mà phải nghĩ theo lối suy nghĩ của khách hàng. Đối với không ít người người trong chúng ta điều này là không hề thoải mái, thuận tiện, hoặc dễ dàng.

4.3. Tối ưu User Experience trên mobile

toi uu mobile ux
Phải đặt mình vào trải nghiệm người dùng và tối ưu cả trên thiết bị di động

Hoàn toàn biến mình thành người sử dụng/ người mua/ người điều tra/ Googler/ là cách tốt nhất để thành công trong việc xây dựng trải nghiệm người dùng, tương tác với người dùng cũng như thu thập yêu cầu của họ.

Bạn cần trả lời được các câu hỏi như: Người dùng cần điều gì? Nội dung của bạn liệu có đáp ứng yêu cầu của người dùng hay không? Tốc độ tải trang đã ổn chưa? Đôi khi trong một số trường hợp, khách hàng thực sự thậm chí không biết mình đang cần gì do đó sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể giúp khách hàng tìm ra nhu cầu của họ.

Để biến một người trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp, bạn cần đọc được suy nghĩ của khách hàng để dự đoán nhu cầu của họ và quan trọng nhất là làm cho họ dễ dàng có được những gì mình đang tìm kiếm, mà không mất thời gian quá nhiều với những thứ họ chẳng quan tâm.

User Experience là một trong những yếu tố giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng, do đó bạn cần đầu tư và tối ưu thật kĩ để đạt được sự hài lòng cũng như chiếm trọn lòng trung thành của họ. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu được User Experience là gì cũng như cách tối ưu trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

 

The post Trải nghiệm người dùng là gì? Hướng dẫn tối ưu UX/UI website appeared first on Công ty Đào tạo SEO và Digital Marketing Tổng thể.



source https://tienziven.com/seo/trai-nghiem-nguoi-dung/

Comments

Popular posts from this blog

Landing page là gì? Landing page khác gì website?

Search engine marketing (SEM) là gì? Chiến lược SEM tối ưu

Tổng hợp 20 mẫu trang admin cho website hot nhất hiện nay