Checklist 4 yếu tố tạo nên cấu trúc trang web chuẩn SEO

Đối với những người làm SEO, những yếu tố liên quan đến cấu trúc trang web giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm luôn được họ quan tâm. Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO là một yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả SEO website. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tối ưu cấu trúc website kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

cau truc website chuan seo
Cấu trúc website chuẩn SEO

1. Cấu trúc trang web là gì?

Cấu trúc trang web (site architecture) có thể hiểu đơn giản là cách các trang của một trang web được sắp xếp và liên kết với nhau. Cấu trúc website được xây dựng thông qua việc điều hướng cũng như dẫn dắt các liên kết. Ngoài ra, còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Sơ đồ trang web, đường dẫn, URL, trang danh mục,…

Sở hữu một cấu trúc website chuẩn SEO sẽ giúp công cụ cũng như người dùng tìm thấy những gì họ đang cần một cách dễ dàng hơn. Độ liên quan và tầm quan trọng của nội dung trên website sẽ được xác định thông qua cấu trúc 1 website thông qua cách hướng bot và người dùng đến trang web chủ chốt nhất. Đồng thời, cung cấp tín hiệu về nội dung ấy. Như vậy, có thể khẳng định cấu trúc web đích giúp cấu trúc trang web trở nên đơn giản, dễ sử dụng và dễ hiểu hơn.

2. Cấu trúc website chuẩn SEO mang lại lợi ích gì?

cau truc trang web
Lợi ích của cấu trúc website chuẩn SEO

Một cấu trúc website chuẩn SEO nếu thực hiện đúng có thể đem lại nhiều lợi ích tích cực SEO: Cải thiện mức độ tương tác của người dùng; Lập cấu trúc chỉ mục các site tốt hơn (nhất là với tất cả các website lớn); Cải thiện thứ hạng website và lượng truy cập cao hơn. Từ đó giúp công việc kinh doanh cũng cải thiện hơn.

Khi thứ hạng website tăng cùng với traffic tăng sẽ đáp ứng tiêu chí của người dùng, dễ tìm và dễ dùng hơn. Lượng khách hàng tiềm năng khi đó sẽ nhiều hơn, kéo theo tỷ lệ chuyển đổi cũng tốt hơn.

  • Giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn

Tối ưu cấu trúc trang web tốt sẽ mang lại trải nghiệm tốt và đáp ứng tốt cho người dùng. Đồng thời, làm tăng khả năng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm cũng như giúp tăng thời gian onsite ở lại trang và giúp làm giảm tỉ lệ thoát trang.

  • Cung cấp các sitelink trong kết quả tìm kiếm

Liên kết trang – Sitelink được biết đến là một lợi thế SEO lớn. Với khả năng giúp tăng điều hướng người dùng tới website của bạn. Đảm bảo cung cấp cho người dùng thấy các thông tin liên quan nhất, phù hợp nhất. Nhờ vậy, sẽ giúp tăng uy tín thương hiệu và cải thiện niềm tin của người dùng đối với bạn. Điều này góp phần giúp web của bạn chiếm ưu thế trong SERPs, tăng tỷ lệ click và giúp tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng theo.

  • Giúp các con bọ crawl và đánh index trang tốt hơn
cau truc website
Cấu trúc website chuẩn SEO giúp các con bọ crawl và đánh index trang tốt hơn

Mục đích của trình thu thập Googlebot crawl cấu trúc của website là đánh chỉ mục nội dung trong các kết quả tìm kiếm. Các con bọ truy cập có thể thu thập và đánh chỉ mục nội dung dễ dàng hơn nhờ cấu trúc trang web tốt.

Mặc dù, để giúp các search engine thu thập dễ hơn website cần trang sitemap, nhưng khi website được cấu trúc hợp lý và mạnh mẽ sẽ giúp các con bọ tốt khi thu thập các trang không có trong sitemap.

  • Cấu trúc website tốt là cốt lõi của SEO

Cấu trúc 1 website tốt sẽ mở đường cho SEO thành công. Trong thực tế không bao giờ có SEO thành công nếu không có một cấu trúc website chuẩn SEO. Có một cấu trúc web mạnh mẽ sẽ cung cấp một nền tảng SEO không thể phá vỡ. Từ đó, cung cấp một lượng lớn truy cập từ Search Organic cho website của bạn.

3. Checklist 4 yếu tố tạo nên cấu trúc website chuẩn SEO

3.1. Nội dung đáp ứng đúng intent

Bạn hãy xem xét 3 câu hỏi chính sau đây khi chọn cách liên kết và sắp xếp có cấu trúc:

  • Người đọc đang tìm kiếm điều gì hay lên danh mục trên các website?
  • Phần quan trọng của website là gì?
  • Làm cách nào để tất cả site có cấu trúc có thể liên quan đến nhau?
cau truc 1 website
Nội dung cần đáp ứng đúng intent

Cấu trúc trang web tốt sẽ cung cấp cho người dùng tất cả những gì họ muốn một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất. Chẳng hạn như, cấu trúc website kinh doanh thương mại tiki.vn. Trang web thương mại điện tử này quản lý cả 3 yếu tố đầy đủ và thành thạo là: Những gì khách hàng cần xem, Những gì cần tìm và Sản phẩm/dịch vụ liên quan.

Như vậy, tiki.vn có cấu trúc website chuẩn SEO. Trang web này đáp ứng ý định người dùng nhờ hiệu quả được tạo thành bởi: Nội dung được sắp xếp theo một cấu trúc của website của các chủ đề; Các liên kết và anchor text giúp điều hướng người xem nhanh chóng; Những site quan tâm khác được đánh dấu bên ngoài vùng điều hướng.

Người dùng được đáp ứng nhu cầu và có rất nhiều trường hợp Tiki còn làm tốt hơn nữa. Các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn, xếp hạng từng trang website tốt hơn nhờ mối liên kết giữa các cấu trúc được sắp xếp rõ ràng. Không chỉ vậy, hiển thị rõ và cải thiện khả năng thăng hạng tốt hơn nhiều. Thông qua việc tìm kiếm và phân tích dữ liệu, có thể biết được mọi người:

  • Đang tìm kiếm chủ đề gì?
  • Đang truy cập thường xuyên trang nào nhất trên website?
  • Và mọi người tương tác tốt với chủ đề nào nhất?

Cấu trúc web cần được làm nổi bật nếu xếp hạng đầu cho các chỉ số này. Còn các trang xếp gần cuối cho ít hiển thị hơn. Để cải thiện cấu trúc website chuẩn SEO lối tắt nhanh nhất là: Điều hướng giải pháp lấy người dùng làm trọng tâm.

3.2. Tối ưu UX/UI cho website

cau truc web
Tối ưu UX và UI hiệu quả

Làm phẳng cấu trúc thông tin (không quá mức)

Cấu trúc 1 website “phẳng” được hiểu là cấu trúc mà ở đó những site quan trọng không nằm xa trang chủ. Điều này đồng nghĩa với việc nó chỉ cần ít nhấp chuột hơn khi cần điều hướng. Vấn đề UX/UI sẽ có một quy tắc đó là “Quy tắc 3 lần nhấp”. Tức là không có site chú trọng nào cách trang chủ của bạn nhiều hơn 3 nhấp chuột.

Hãy thử tưởng tượng rằng website của bạn dẫn link đến 10 trang có cấu trúc khác nhau và dẫn đến 10 website khác nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao để khách truy cập vào website của bạn. Chỉ trong vòng 3 lần nhấp chuột làm sao có thể truy cập đến bất kỳ site nào quan trọng trong 1.000 website. Số lượng trang có trong 3 lần nhấp sẽ tăng lên cấp số nhân nếu mỗi trang thông tin có cấu trúc chứa hơn 10 liên kết.

Như vậy ta có thể rút ra được: Click depth càng sâu URL càng yếu

Cấu trúc trang web với click depth thấp sẽ dễ tìm và “gần gũi” hơn với những site quan trọng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính trang website này.

Lưu ý: Bạn cần xem đó là nguyên tắc hướng dẫn hơn là quy tắc cố định. Sẽ có không ít trường hợp mà click depth trên 3 không có ý nghĩa gì cả.
Điều bạn cần làm đó là tập trung giữ toàn bộ các trang chủ chốt gần những trang có thẩm quyền cao nhất là được.

Vậy vì sao không dùng một cấu ​​trúc website hoàn toàn phẳng và liên kết MỌI THỨ từ trang chủ? Đây hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay đâu. Bởi sẽ có một số lý do rất nghiêm trọng khiến bạn không nên làm thế:

cau truc web chuan seo
Click depth tác động đến URL

Nếu có quá nhiều liên kết trên cấu trúc 1 website, thông tin sẽ gây ra nhiều vấn đề. Việc phân cấp theo ngữ cảnh trong content khó khăn hơn trong một cấu ​​trúc 1 trang web phẳng. Đối với các công cụ tìm kiếm thì đây là một điều rất quan trọng.

Có thể bạn đã từng nghe về cách “giả mạo” cấu trúc web bằng danh mục phẳng làm “vờ giảm” click depth thông qua cách giới hạn các thư mục hay đặt toàn bộ các URL ở gốc. Có thể kỹ thuật này hữu hiệu nhưng đối với Google điều quan trọng hơn là: Để tiếp cận nội dung của bạn phải dùng bao nhiêu “nhấp chuột” chứ không phải cấu trúc URL có bao nhiêu dấu gạch chéo.

Cách kiểm tra click-depth: Cấu trúc website chuẩn SEO của bạn chỉ có một vài page chứ không thì việc kiểm tra click depth bằng tay không hề dễ dàng. Tuy nhiên, may mắn là đa số các phần mềm Audit SEO đều có tính năng báo cáo click depth (như Screaming Frog,…).

Chia trang, Xem tất cả trang, Cuộn vô hạn

3 kỹ thuật có thể giúp “làm phẳng” có cấu ​​trúc giúp cho những trang danh mục có danh sách dài hàng trăm hàng ngàn đầu mục. Bên cạnh đó, còn thiết lập những mối quan hệ theo chủ đề đó là: Chia trang, xem tất cả các trang và cuộn vô hạn.

  • Chia trang

Đây là giải pháp chia nhỏ danh mục dài được ưu thích nhất: trang 1,2,3,…Bạn có thể giúp “làm phẳng” cấu trúc trang web nếu như chia đúng cấu trúc. Được thực hiện bằng cách báo hiệu cho Google biết rằng những đầu danh mục của bạn đều thuộc cùng một chuỗi.

Đa số các SEOer đều thích chia trang bởi vừa dễ làm và dễ hiểu với cả con người và robot. Không chỉ vậy, “xem tất cả” cũng khả năng ”làm phẳng” cấu ​​trúc 1 website thông qua cách liên kết đến những đầu mục từ cùng một trang.

cau truc cua website
Các SEOer khá thích “Xem tất cả” vì “truyền thuyết kể rằng” Google có thể thu thập dữ liệu tốt hơn khi tất cả các đầu mục đều liên kết từ 1 trang.

Điều này có đúng không? Tất nhiên là đúng. Nếu như trang bạn không có quá nhiều đầu mục. Tốc độ tải trang sẽ giảm và giảm cả trải nghiệm người dùng khi trang “xem tất cả” cấu trúc dài hàng trăm, ngàn đầu mục.

  • Cuộn vô hạn

Đây là phương pháp cuối cùng mà ở đó kết quả sẽ tải liên tục vào trình duyệt của người dùng. Tương tự như việc bài viết cũng sẽ hiển thị liên tục không ngừng khi bạn lướt mạng xã hội. Tuy nhiên, trên website để giúp robot dễ dàng hiểu được thì đã được đánh dấu bằng các kết quả được phân trang truyền thống.

  • Tối ưu hóa phân trang

Chúng ta có thể tạo ra cấu trúc website chuẩn SEO khi sử dụng cấu trúc phân trang, giúp tăng khả năng sử dụng và SEO. Google hiện bỏ qua đánh dấu rel = pres / next. Và bạn sẽ không dựa vào đó để làm phương pháp phân trang duy nhất. Nhớ đừng bỏ qua liên kết phân trang ở cuối trang vì đó chính là liên kết thực tế và không chỉ đơn thuần là gợi ý.

Bạn nên nhớ liên kết phân trang là liên kết thực. Đồng nghĩa với việc chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng cũng như thu thập thông tin trên website. Ngoài ra, chúng còn có thể chuyển những tín hiệu liên kết thực như xếp hạng trang (thực tế chỉ là một lượng nhỏ).

Để liên kết trong phân trang thay vì đặt liên kết phân trang theo kiểu tuyến tính tiêu chuẩn (2, 3, 4, v.v.). Một số SEOer đã nghiên cứu các chiến lược tối ưu nhất như dưới đây (Audisto):

lien ket phan trang
Một số ví dụ chia trang thông minh

Nếu bạn quan tâm đến việc tối ưu hóa cấu trúc bằng đường dẫn thu thập thông tin phân trang. Thì có thể tham khảo hướng dẫn khác về việc thử nghiệm click depth của hiệu ứng phân trang như thế nào.

Điều hướng nhiều chiều thông minh

Hãy cùng tham khảo ví dụ sau từ website Bitis

dieu huong website
Ví dụ về điều hướng nhiều chiều trên Bitis

Bạn đã thấy được điểm nổi bật của website thương mại điện tử này chưa? Đó chính là bộ lọc tùy chọn cũng là điều hướng nhiều chiều thông minh. Điều hướng nhiều chiều (faceted navigation) hiểu đơn giản là điều hướng có cấu trúc, cho phép người sử dụng có thể sắp xếp, lọc và thu hẹp kết quả. Dựa trên nhiều tính năng cũng như tiêu chí mà người dùng muốn để giúp họ tìm được sản phẩm nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, với công cụ tìm kiếm thì loại tính năng này có khả năng tạo ra hàng triệu cấu trúc URL nội dung tương tự nhau. Vì thế bạn hãy khuyến khích các bot thu thập thông tin cũng như lập chỉ mục website bạn muốn thúc đẩy để giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn như “Giày thể thao nữ” hay “Giày dép Nữ” của Bitis. Song song đó với các URL có giá trị thấp như “Giày nữ size 45”không khuyến khích bot cào dữ liệu, hay lập chỉ mục. Bạn có thể sử dụng các công cụ để lập hoặc không lập chỉ mục trang như: Robots.txt; Google Search Console; Rel = Canonical; Robot Meta,…

Navigational Breadcrumbs

Phần này tôi sẽ nói đơn giản thôi vì đã có rất nhiều bài viết nói về tầm quan trọng của breadcrumbs với SEO cũng như trải nghiệm người dùng, điều hướng nói riêng. Trên một trang website Breadcrumbs sẽ cung cấp định hướng và hiển thị chính xác vị trí của bạn.

breadcrumb
Breadcrumbs có khả năng giúp định hướng trên website

Breadcrumb thường được sử dụng cho những trang website thương mại điện tử. Nhờ khả năng trợ giúp điều hướng tốt cho khách truy cập. Nhất là là khi sản phẩm được nhóm thành những danh mục hợp lý. Không chỉ vậy, khách truy cập yêu thích Google và breadcrumbs cũng vậy.

Google có thể dễ dàng hiểu cấu trúc website, hiển thị đường dẫn nội dung trong kết quả tìm kiếm nhờ Breadcrumb. Đồng thời, còn giúp thu hút nhiều người dùng hơn cho trang của bạn. Để phân loại thông tin trong kết quả tìm kiếm Google còn sử dụng đường dẫn.

3.3. Thiết lập cấu trúc trang web phân cấp 

Tạo cấu trúc Silo cho cấu trúc website

Tuy các Hub page kết nối các chủ đề có liên kết chặt chẽ với nhau rất tốt trong một cấu trúc website chuẩn SEO. Nhưng khi có thể kết hợp thêm sức mạnh của cấu trúc Silo thì quyền năng mới thật sự xuất hiện.

Thiết kế website theo chuẩn cấu trúc Silo đơn giản là phương pháp technical SEO sắp xếp nội dung trên website dựa trên chủ đề có liên quan với nhau. Chẳng hạn như tầng trên cùng của web sẽ có một bài viết giải đáp cho câu hỏi khá rộng đó là ”SEO là gì?”. Ở các tầng bên dưới chủ đề lớn này sẽ đi sâu hơn vào từng chủ đề nhỏ như “SEO Off-page” và “SEO On-page”.

Hiểu đơn giản, cấu trúc dạng silo tốt sẽ giúp phân cấp nội dung trên website theo chủ đề. Cấu trúc silo như hệ thống bậc thang phân cấp quan trọng nếu như chúng ta coi các hub page là trung tâm của mọi thứ. Nhưng cần phải hiểu Silos không chỉ đơn thuần là liên kết lên và xuống. Các website có liên quan chặt chẽ hoàn toàn có thể liên kết với nhau. Điều này tôi sẽ nói ngay sau đây:

cau truc web silo
Cấu trúc silo hỗ trợ phân cấp nội dung theo chủ đề

Cấu trúc 1 website Silo sẽ giúp điều hướng chính xác những gì người dùng cần và giúp công cụ hiểu rõ nội dung bài viết của website hơn. Thông thường, cấu trúc website chuẩn SEO silo sẽ được nhóm chặt chẽ theo 3 yếu tố:

  • Cấu trúc URL
  • Điều hướng, bao gồm cả breadcrumb
  • Liên kết theo ngữ cảnh

Nếu bạn biết cách sử dụng cấu trúc silo để tạo cấu trúc web thì điều này chắc chắn sẽ rất hữu ích cho chiến lược SEO lâu dài cho bạn.

Liên kết chéo trang có liên quan ngữ cảnh

Bạn đã tạo được cấu trúc trang web tận dụng những hub page và sắp xếp chủ đề thành các silo. Tiếp theo bạn cần tối đa hóa sức mạnh từ chúng! Cấu trúc dạng silo như đã nói ở trên, không chỉ bao gồm mỗi liên kết lên và xuống mà miễn chúng có liên quan thì còn có thể liên kết cho nhau.

Chiến thuật đi link chéo này chính là: internal link – đi link nội bộ! Liệu bạn đã biết mỗi SEOer sẽ có cách đi link nội bộ riêng hay chưa? Thường thì sẽ lựa chọn dẫn link giữa những trang có cấu trúc như sau: Nội dung bài viết có chung tầng gốc trong một silo, có liên quan chặt chẽ đến nhau. Áp dụng khi liên kết sản phẩm hoặc danh mục có liên quan điều này sẽ mang lại chất lượng nhất. Để hiểu rõ bạn hãy xem ví dụ sau:

cau truc web chuan
Ví dụ về chiến lược đi link chéo nội bộ

Tuy nhiên, trên website đây không phải là cách dẫn internal link duy nhất. Lời khuyên dành cho bạn đó là: Việc đi link chéo trên website nhất định sẽ đem lại chất lượng cao và an toàn miễn bài đăng bạn muốn liên kết có nội dung liên quan đến chủ đề chung hoặc là chủ đề mà khách truy cập muốn xem tiếp.

Liên kết Authority site với Landing page chuẩn cấu trúc web

Với một cấu trúc website chuẩn SEO, trang đích là bất kỳ trang nào quan trọng đối với khách truy cập. Đó có thể là:

  • Một trang web chuyển đổi cao nằm sâu trong cấu trúc silo
  • Website bán hàng mà bạn muốn quảng cáo từ trang chủ của mình
  • Bất kỳ trang nào khác được chú trọng nhưng chưa được liên kết tốt

Vậy Authority site là gì? Authority site (trang có thẩm quyền) được hiểu là trang web có chất lượng cao được công cụ tìm kiếm cũng như người trong ngành tin tưởng nội dung chuyên sâu nó đem lại, có chất lượng tốt, xếp hạng tốt và nhận được truy cập cao vào website.

Do đó, nên chuyển sức mạnh (lẫn khách truy cập) từ những trang website có thẩm quyền cao đến những trang đích quan trọng. Nhờ vậy sẽ giúp cải thiện sức mạnh của website.

Nhưng có đôi khi đây là các liên kết tắt (shortcut links) hay không có trong điều hướng cho phép đi tắt từ trang có thẩm quyền cao đến cấu trúc đích. Vậy làm thế nào để xác định được các trang nào nên “nhận” và website nào nên “cho”? Bạn có thể dùng các cách như sau:

  • Sử dụng những công cụ như Moz, SEMrush và Ahrefs có thể báo cáo các chỉ số về thẩm quyền cho mỗi URL.
  • Sử dụng Report Internal link của Google Search Console sẽ giúp bạn nắm được số lượng internal link cho 1000 cấu trúc cho URL trên web. (Mẹo: Hãy tạo các thuộc tính Search Console riêng biệt ở cấp thư mục để có thêm dữ liệu và chi tiết cụ thể nếu trên một cấu trúc trang web có hơn 1000 cấu trúc của URL. )
  • Google Analytics cũng có khả năng cung cấp dữ liệu cho thấy website nào được nhiều lượng người truy cập nhất và website nào chuyển đổi tốt.

Bạn có thể sử dụng PageRank xem xếp hạng sức mạnh của từng cấu trúc URL nếu bạn là SEOer lành nghề.

Cấu trúc web URL phân cấp

cau truc url
Xây dựng cấu trúc web URL phân cấp

Đây chính là một cấu trúc URL phân cấp đơn giản: https://ift.tt/3n04Opk

Ưu điểm của cấu trúc URL phân cấp

  • Người dùng có thể dễ dàng hiểu rõ cấu trúc URL dẫn về đâu, nội dung bài viết là gì
  • Dựa vào đó Google cũng đánh giá được tầm quan trọng + mức độ liên quan của các URL mới được phát hiện.
  • Những từ khóa trong URL có thể giúp xếp hạng cao hơn và tăng tỷ lệ nhấp (CTR)

3.4. Xây dựng chiến lược liên kết hiệu quả

xay dung website chuan seo
Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO

Gắn link nội dung mới thật nổi bật

Vấn đề ở đây là chẳng ai quan tâm dù bạn đã sản xuất bài đăng mới hoặc đăng tải một sản phẩm mới. Hoàn toàn không có thứ hạng, không có khả năng hiển thị và cũng không có lượng truy cập. Google vẫn chưa có đủ tín hiệu để đánh giá nó ngay cả khi bạn thêm nó vào sơ đồ website của bạn hay chia sẻ lên mạng xã hội,…

Phương án giải quyết gắn link nội dung:

Ở phần đầu trang có lưu lượng truy cập cao như trang chủ chỉ cần gắn link mới thật nổi bật. John Mueller của Google đã giải thích rằng:

Nội dung mới nên được gắn link cao một chút trong cấu trúc trang web, có thể gắn ngay cả trên trang chủ của bạn. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, chứng minh rằng trang chủ thực sự quan trọng đối với trang web.

Đó là lý do mà hiện nay để giới thiệu các bài blog mới, sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi, có rất nhiều website tận dụng sidebar. Hoặc bất kỳ thứ gì bạn muốn thúc đẩy trong kết quả tìm kiếm đều có thể tận dụng điều này.

Chắc chắn việc làm này sẽ giúp Google có tín hiệu từ bạn tốt hơn. Những website tin tức hay các trang blog sẽ triển khai tiêu chuẩn tốt hơn. Bởi trang chủ của họ đầy ắp các bài viết. Điều này sẽ khó khăn hơn một chút với những trang Thương mại điện tử.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gắn link “nổi bật” lên trang chủ. Hoàn toàn không nhất thiết phải vậy. Bạn hãy gắn link ở nơi nổi bật, lưu lượng truy cập cao và đảm bảo tốt nhất cho trải nghiệm người dùng. Trên thực tế nếu người dùng mất nhiều thời gian để khám phá nội dung mới thì các bot cũng như vậy.

Liên kết bài viết mới đến bài cũ

lien ket content
Củng cố Content hub một cách tự động

Tuy là một thủ thuật SEO website khá lâu đời nhưng tiêu chuẩn này vẫn cực kỳ hiệu nghiệm. Bạn hãy cố gắng liên kết đến một vài nội dung cũ mỗi khi website xuất bản một content mới miễn sao có liên quan và hữu ích là được.

Website của bạn sẽ có nhiều lợi ích từ phương pháp này như: Xây dựng cũng như củng cố Content hub một cách tự động. Giữa các nội dung tạo dựng mối liên kết chủ đề và tăng thẩm quyền cho các trang cũ, gia tăng thêm chút mới mẻ. Một lời khuyên khác dành cho bạn đó là hãy tạo thành vòng lặp thói quen sau: Tối ưu nội dung cũ, sáng tạo nội dung mới, liên kết những nội dung và chờ đợi kết quả.

Giảm liên kết không cần thiết

Từ nãy đến giờ chúng tôi đã đề cập đến khá nhiều phương pháp giúp tăng liên kết dẫn đến các trang website quan trọng. Bây giờ sẽ là cách lọc bớt liên kết cồng kềnh cho cấu trúc 1 website.

Hẳn rằng bạn đang thắc mắc lợi ích của việc loại bỏ các liên kết không cần thiết là gì? Trước tiên, mỗi trang đều sẽ có một số lượng liên kết nhất định và được chia cho các liên kết ngoài (external link). Vậy nên khi trên trang có càng nhiều liên kết thì thẩm quyền cho mỗi liên kết càng ít.

Mẹo hay: Không nên lãng phí thẩm quyền đến cả các trang không quan trọng mà chỉ chuyển thẩm quyền cho các trang website quan trọng nhất. Thứ hai, Google sẽ ưu tiên cách thu thập dữ liệu một vài URL trên các trang cấu trúc website lớn có hàng ngàn liên kết trên mỗi trang. Và đương nhiên những URL này chưa chắc đã là các URL bạn muốn được quét.

Để kiểm soát trong việc thu thập thông tin cùng mức độ ưu tiên của Google thì việc gửi tín hiệu cho Google về mức độ liên quan, mức độ ưu tiên của các URL là điều cực kỳ lưu ý. Một ví dụ thực tế về cấu trúc web để làm rõ vấn đề này như: Nếu bạn liên kết đến tất cả mọi thứ trong header (about us, hồ sơ xã hội, blog, thông tin giao hàng,..). Điều đó đồng nghĩa với việc những link bên dưới sẽ có ít thẩm quyền hơn. Hãy xem Wayfair, dưới đây là cấu trúc Footer website ngày trước của họ:

cau truc footer
Cấu trúc Footer của Wayfair

Footer đã dẫn link về rất nhiều trang khác như: Về chúng tôi, trở thành đối tác với chúng tôi, trung tâm mới,…Sau khi loại bỏ 31 điều hướng không quan trọng kể trên thì đây là footer của website:

footer chuan seo
Đây là Footer sau khi loại bỏ 31 điều hướng

Khi đó, Wayfair đã kiểm tra hiệu suất hoạt động của cấu trúc website chuẩn SEO mới trong tìm kiếm. Và đương nhiên, kết quả là thứ hạng cao hơn, chuyển đổi cao hơn, lưu lượng truy cập vào website cũng cao hơn.

Bạn hãy ghi nhớ nguyên tắc giảm liên kết sau: Mức độ liên quan theo chủ đề + Mục đích của người dùng > Click depth.

Vậy làm thế nào để biết được đâu là trang hữu ích với mục đích tìm kiếm của người dùng? Bạn có thể sử dụng một công cụ tên là HotJar. Đây là công cụ giúp kiểm tra bản đồ nhiệt của một trang website. HotJar sẽ thể hiện những dữ liệu cho thấy người dùng thường tập trung tương tác phần nào trên nhiều website. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định loại bỏ.

xay dung cau truc web
Công cụ HotJar giúp kiểm tra bản đồ nhiệt của trang web

Bên cạnh đó, cũng đừng quên các tag cloud cùng các liên kết được tạo tự động bởi chủ đề hay CMS. Tuy trên một website Google có khả năng thu thập thông tin đến vài 1000 URL. Nhưng cố gắng để có cả ngàn URL không hẳn là một ý tưởng hay! Điều bạn cần làm đó là tối ưu liên kết trên cấu trúc trang web tốt hết mức có thể và biết cách tận dụng tối đa sức mạnh.

Anchor Text – một phần của cấu trúc website chuẩn SEO

Có khá nhiều người không nghĩ về anchor text là một phần của cấu trúc website. Tuy nhiên, thực tế là như vậy. Khi bạn dẫn link để tiến hành điều hướng đến một trang nào đấy. Anchor text sẽ cực quan trọng bởi điều hướng này được sử dụng trên toàn bộ cấu trúc 1 website của bạn.
Để chỉ định mức độ liên quan cho nội dung dẫn link Google cũng dựa vào anchor text. Và từ đó thông báo người dùng nhấp vào.

Lời khuyên là: Trong cấu trúc anchor text điều hướng của bạn hãy mô tả cụ thể nhất có thể. Chẳng hạn như, thay vì chọn anchor text là khóa học SEO, bạn hãy chọn “khóa học SEO Online miễn phí”. Hay thay vì “quy trình SEO” bạn hãy chọn anchor text “quy trình học và làm SEO” .

Google sẽ bỏ qua toàn bộ các liên kết khác sau liên kết đầu tiên khi một trang liên kết nhiều lần đến cùng một url mục tiêu.

xay dung lien ket
Ưu tiên liên kết đầu tiên

Trong những trường hợp khác, bạn hoàn toàn có thể chọn liên kết đến và thay đổi văn bản liên kết từ bất kỳ đâu trong website đối với các liên kết không có trong điều hướng. của bạn. Khi xây dựng các Content Hub điều này thường hữu ích. Bởi trong việc chọn dùng một liên kết để điều hướng trên web. Điều đó có nghĩa là việc đánh đổi khả năng thay đổi anchor text cùng những tín hiệu liên kết khác và ảnh hưởng đến cấu trúc web.

Lời kết

Muốn xây cấu trúc trang web chuẩn UX/UI là một thách thức không hề dễ dàng nhưng kết quả mang lại thì thực sự xứng đáng. Bên cạnh đó, theo thời gian bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, đo lường và thay đổi nó để đáp ứng được nhu cầu của người dùng cũng như công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp website của bạn có được thứ hạng cao, tăng trải nghiệm và chuyển đổi cao.

Những chia sẻ về cấu trúc website chuẩn SEO mà Tien Ziven chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp ích được bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc về vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất nhé!

 

The post Checklist 4 yếu tố tạo nên cấu trúc trang web chuẩn SEO appeared first on Công ty Đào tạo SEO và Digital Marketing Tổng thể.



source https://tienziven.com/seo/cau-truc-website-chuan-seo/

Comments

Popular posts from this blog

Search engine marketing (SEM) là gì? Chiến lược SEM tối ưu

Landing page là gì? Landing page khác gì website?

Social media marketing là gì? Làm thế nào để triển khai hiệu quả