Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu Bounce hiệu quả nhất

Bounce rate là gì – Cách tối ưu Bounce rate hiệu quả nhất

Trong SEO có rất nhiều chỉ số đóng vai trò quan trọng. Một trong số đó phải kể đến Bounce rate đây là chỉ số cho bạn biết được chất lượng website có tốt hay không? Nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu hết về chỉ số Bounce rate là gì hay làm sao để để tối ưu Bounce rate cho website ở mức thấp nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Bounce rate là gì

Bounce rate la gi?
Thế nào là Bounce rate tốt?

Bounce Rate hiểu đơn giản là tỷ lệ thoát – Thuật ngữ tiếp thị Internet được dùng trong phân tích lưu lượng truy cập web, thể hiện phần trăm khách truy cập vào trang web và rời đi sau đó. Thay vì xem tiếp tục những trang khác trong cùng một trang web.
Bounce rate Google Analytics theo cách hiểu đúng thì chính là tỷ lệ phần trăm của số lần truy cập trang duy nhất và chỉ có một Gif request được gửi về cho Google Analytics.

1.1. Lượt truy cập visit hay phiên truy cập session trong Google Analytics.

Visit và Session là gì?. Session theo sự định nghĩa từ Google Analytics chính là nhóm các hit tương tác của người dùng đối với website. Chúng được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Những tương tác này có thể kể đến như screen view, pageview,  giao dịch, sự kiện,… dẫn đến dữ liệu gửi về trang Google Analytics. Mỗi người dùng hoàn toàn có thể thực hiện một hay nhiều session.

1.2. Lượt truy cập trang duy nhất (Single page visit)

Ty le bounce rate
Hành động Bounce ra khỏi website gồm nhiều loại

Lượt truy cập trang duy nhất
GA session là lượt truy cập trang duy nhất mà ở đó người dùng chỉ xem được một trang duy nhất trong website mà rời khỏi page, không truy cập thêm bất cứ trang nào khác nữa. Hành động thoát khỏi trang (Bounse) của người dùng vào trang website khi đó sẽ bao gồm những hành động sau:
– Nhấn vào nút quay lại (back) là hành động phổ biến nhất.
– Đóng trình duyệt
– Không thực hiện một tương tác nào cả (sau 30 phút phiên sẽ hết hạn)
– Trên thanh địa chỉ nhập URL mới để vào một page khác

2. Công thức tính chỉ số bounce rate

Tỷ lệ thoát của một trang web và tỷ lệ thoát của toàn bộ website trong Google Analytics, được tính thông qua các công thức tính đơn giản, không quá phức tạp. Bạn có thể dễ dàng ghi chú lại vào sổ tay hay máy tính thậm chí thử ngay nếu cần. Tuy nhiên, những chỉ số này giống với exit rate hay time on site đều đã được tính sẵn và tích hợp trên Google Analytics.
Khi nắm được nguyên lý của 2 công thức này bạn sẽ dễ dàng tối ưu Bounce Rate cho website hiệu quả hơn.
Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang web

tinh bounce rate mot trang web
Đây là công thức tính Bounce rate của một trang web

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang web

Kiểm tra Bounce Rate sẽ được tính như sau:

Bounce Rate của website = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng số lần truy cập (entrance) trong cùng một khoảng thời gian đó.

Trong đó:

  • Bounce: Số lượng truy cập (xem) trang duy nhất và chỉ có một GIF request gửi về GA cho mỗi truy cập.
  • Entrance: Tổng số lần truy cập của người dùng vào trang của bạn.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website

Tinh bounce rate cho toan bo website
Bounce rate cho toàn bộ website được tính như sau

 

Don vi tinh Bounce rate
Bounce rate được tính cùng các đơn vị sau

Ví dụ:

Chỉ số Bounce Rate của trang 1 được tính bằng công thức: [Tổng số bounce (2070)/Tổng số entrance (2424)]*100 = 85.40%
Bounce Rate của trang chủ (/) được tính bằng công thức: [Tổng số bounce (171) / Tổng số entrance (416)]*100 = 41.11%
Bounce Rate của một website được tính bằng công thức: [Tổng số bounce (4039) / Tổng số entrance (5400)]*100 = 74.80%

3. Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce Rate

3.1. Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện

Tracked event trong trường hợp này tự động thực hiện, lượt truy cập mỗi lần tải trang không được xem là một lần thoát trang bởi có nhiều hơn 1 Gif request.

3.2. Social Interactions Tracking

Truong hop khong tinh bounce rate
Những trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính Bounce rate

Người dùng đến website của bạn, khởi động một sự kiện xã hội bất kỳ nào đó được theo dõi thông qua mã theo dõi mà phân tích sự tương tác với mạng xã hội. Và rời khỏi ngay sau đó mà không đến một trang nào khác.
Chẳng hạn:  Nếu người dùng đến website, đọc bài cũng như chia sẻ bài qua nút Share mà không đến trang khác. Truy cập trong trường hợp này, Google không coi là một lần thoát trang.  Chính vì có 2 Gif request cùng được đề xuất cho cùng một session nên Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang.

3.3. Event tracking

Trong trường hợp người dùng nhấn nút chạy video khi vào một trang web thuộc một website mà không truy cập thêm một trang nào khác và rời khỏi website đó từ landing page. Thì Google không coi lần truy cập này là một lần thoát. Bởi trong cùng một session cũng có 2 Gif request được đề xuất.

3.4. Trùng nhiều GATC trên trang web

Sẽ có ít nhất 2 Gif request được thực hiện nếu trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau. Do đó, lượt truy cập trang duy nhất này không được xem là một lần thoát trang.

4. Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Ty le bounce rate
Tỷ lệ thoát trang bao nhiêu là tốt

Tỷ lệ thoát cao là không tốt nếu như thành công của trang web phụ thuộc vào người dùng xem nhiều trang web. Nhưng chỉ số Tỷ lệ thoát cao sẽ là bình thường nếu là trang web đơn hoặc blog cung cấp các loại Content mà các phiên trang đơn được mong đợi.
Tỷ lệ thoát là 0% có nghĩa là trước khi rời khỏi trang web của bạn mỗi khách truy cập sẽ thăm những trang bổ sung. Như vậy, 50% nghĩa là 1 trong 2 đang rời đi và 100% có nghĩa là mọi người ghé thăm trang web của bạn rời khỏi trang trước khi ghé thăm trang khác. Nếu bạn có nhiều lưu lượng truy cập và tỷ lệ thoát 70% và giảm xuống còn 65% thì điều này có thể là doanh thu tăng đáng kể.
Tham khảo về tỷ lệ thoát:
Tỷ lệ thoát ‘Ngoài mong đợi’ rất tốt sẽ ở trong khoảng 26-40%
Tỷ lệ thoát ‘tốt’ ở trong khoảng 41-55% (mức trung bình thô)
Tỷ lệ thoát ‘khá tốt’ nằm trong khoảng 56-70%
Trên 70% là khá tệ  và bạn cần phải tìm cách làm giảm con số này xuống

Ty le bounce rate
Những trang web khác nhau sẽ có tỷ lệ Bounce rate khác nhau

Bạn cần phải nhớ ở trên chỉ là thông số để tham khảo. Những loại trang web khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Thông thưởng tỷ lệ Bounce rate ở các trang web tin tức và blog sẽ cao hơn vì người truy cập chỉ cần đọc một bài báo và tiếp tục quay trở lại.
Những trang Thương mại điện tử hay danh mục kỹ thuật số thì nên có chỉ số Bounce rate thấp hơn vì khách truy cập đang duyệt cũng như so sánh nhiều sản phẩm trên các trang khác nhau. Thông qua cách xác định giá trị chuyển đổi của trang được đề cập bạn sẽ đặt mục tiêu của riêng bạn cho tỷ lệ Bounce rate. Chẳng hạn như, doanh thu sẽ tăng bao nhiêu nếu bạn giảm Bounce rate cho website xuống 10%? Dựa vào các thông số thực tế để giữ mục tiêu của bạn.

5. Các yếu tố quyết định đến chỉ số bounce rate

5.1. Mục đích và hành vi khách hàng

Hanh vi anh huong Bounce rate
Hành vi hách hàng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Bounce rate
Bounce rate theo loại hình content
Bounce rate thay đổi theo loại hình Content

Người dùng sẽ thoát khỏi landing page ngay nếu như landing page của bạn không cung cấp các thông tin thỏa mãn mục đích tìm kiếm của họ. Nhưng đôi khi là do bạn không biết thu hút người dùng mặc dù trang có đầy đủ thông tin thì người dùng cũng có thể thoát ra và truy cập những trang khác. Chỉ số Bounce Rate cao sẽ cho thấy website thỏa mãn đầy đủ các thông tin người dùng tìm kiếm và không cần click sang trang khác tìm kiếm.

5.2. Loại hình website

Tỷ lệ Bounce Rate của những website khác nhau thì cũng khác nhau. Chẳng hạn như trang của bạn là blog thì người dùng vào đọc rồi thoát là bình thường, Bounce Rate Google Analytics sẽ cao.

5.3. Loại hình content

Loại hình Content cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ Bounce rate. Nếu bản thân bạn cũng cảm thấy khi đọc nội dung trên landing page cần phải có thời gian thì rất có thể người dùng sẽ bookmark lại và đọc khi có thời gian. Có thể chỉ số Bounce Rate của các trang thế này sẽ cao.

5.4. Loại hình landing page

Khi tìm đến các trang liên hệ có nghĩa là người dùng đang tìm thông tin liên hệ, truy cập sẽ kết thúc nhanh chóng. Các trang này sẽ có Bounce Rate cao hơn.

5.5. Loại hình thiết bị

Giữa các thiết bị Bounce Rate có thể khác nhau.

5.6. Chất lượng landing page

Bounce Rate của website sẽ cao nếu như landingpage không hấp dẫn người dùng, lộn xộn và nhiều quảng cáo.

5.7. Chất lượng traffic

Nếu bạn đang thu hút traffic về website mà sai nguồn có nghĩa là traffic từ người dùng không phải là các khách hàng mục tiêu thì đương nhiên kéo theo Bounce Rate sẽ cao.

5.8. Loại hình kinh doanh

Bounce rate theo loai hinh kinh doanh
Mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có tỷ lệ Bounce rate khác nhau

Ở mỗi lĩnh vực kinh doanh thì Bounce Rate sẽ khác nhau. Chỉ số Bounce Rate cao là chuyện hết sức bình thường với một số lĩnh vực.

5.9. Đối tượng người dùng

So với người dùng thường xuyên thì nhóm người dùng mới sẽ thường bỏ trang nhiều hơn. Vì nhóm người dùng này không quen thuộc với thương hiệu của bạn.

5.10. Loại hình kênh truyền thông

Những kênh truyền thông khác nhau thì traffic gửi về sẽ có chỉ số Bounce Rate cũng khác nhau. Bounce Rate Google Analytics của traffic từ mạng xã hội thường sẽ cao hơn từ organic search.

6. Thủ thuật tối ưu Bounce rate

 

Toi uu Bounce rate
Các thủ thuật tối ưu Bounce rate hiệu quả cho Website

6.1. Điều chỉnh lại hướng phát triển nội dung

Là một người thích viết chắc chắn bạn luôn mong muốn website có những nội dung độc đáo. Nhưng trên thực tế nếu nội dung trên website đều là quan điểm mới, các bài kiến thức mới thì sẽ không thể thu hút lượng truy cập từ những người tìm kiếm Google bởi họ chưa biết đến những điều này.
Vì thế, blog nên có khoảng 70-80% bài viết có khả năng search được và  dành cho những nội dung mới khoảng 20-30%. Bạn sẽ thấy lượng truy cập website tăng lên sau khi bạn điều chỉnh lại hướng phát triển nội dung.

6.2. Tạo cho người dùng “nhu cầu tìm hiểu thêm”

Mỗi người dùng đều vì mục đích nào đó mới tìm đến website của bạn (Chẳng hạn như mua hàng, tìm kiếm thông tin,…)
Điều đó sẽ dẫn đến 2 trường hợp:
Page của bạn đáp ứng được trọn vẹn mục đích của user: Người dùng sẽ không click chuột nữa khi nội dung của page đã QUÁ ĐẦY ĐỦ!
Page của bạn không đáp ứng được mục đích của user: Người dùng sẽ thoát ra, trở lại trang tìm kiếm Google và kích vào page đối thủ.

Dieu chinh Bounce rate
Các cách gợi ý người dùng tìm hiểu thêm giúp tăng hiệu quả cho Website

Chẳng hạn như: Với mục đích chính là tìm kiếm thông tin về công ty của bạn thì nếu landing page đã thỏa mãn hết thắc mắc của người đó về công ty bạn thì  có thể sẽ thoát ra khỏi website ngay.
Điều này có nghĩa là  bạn đã đạt 100% Conversion rate, trong mục tiêu chuyển đổi là “click vào trang Liên hệ” nhưng cũng có luôn 100% tỷ lệ Bounce Rate. Điều này giải thích cho vì sao mà ngay cả những top landing page cũng có Bounce Rate Google Analytics cao. Do đó, cách tốt nhất là bạn cần cho người dùng một lý do hợp lý để có thể tiếp tục ở lại và tương tác nhiều hơn.
>> Để người dùng click sang trang mới bạn phải luôn đưa ra một vài lựa chọn khác.
Ví dụ:
“Nếu bạn thích bài viết này, có lẽ bạn cũng sẽ thích những bài viết bên dưới…”,
Hoặc hãy thử áp dụng “Tham khảo thêm bài viết…” nếu bạn là một blog thông tin và hãy dẫn link sang một trang khác chứa nội dung mà người dùng nhất định phải xem nếu muốn đọc và hiểu sâu hơn về vấn đề họ đang cần.

6.3. Cải thiện tổ chức và trình bày lại Content

Content anh huong Bounce rate
Cải thiện Content hữu ích giúp tăng trải nghiệm người dùng

Bạn cần phải làm cho trang trở nên hấp dẫn và trực quan hơn. Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp độc giả nắm bắt thông tin trên trang dễ dàng hơn và giúp tỷ lệ bỏ trang giảm đáng kể:
Bạn cần phải tạo ra những nội dung mà độc giả thực sự quan tâm và muốn đọc. Trước khi bắt tay vào viết bạn nên đặt ra các câu hỏi như: Độc giả đang tìm kiếm thông tin gì? họ đang gặp phải vấn đề gì? Để giúp họ giải quyết vấn đề bạn có thể cung cấp những thông tin nào? Bạn cần nghiên cứu xác định đối tượng người dùng mục tiêu vì người dùng muốn được cung cấp những thông tin có ích với họ.
Viết nội dung dài hơn: Những nội dung có trên 2.000 từ theo các nghiên cứu thì sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn và đương nhiên nội dung tốt sẽ giữ chân khách hàng trên trang lâu hơn.
Sử dụng tiêu đề rõ ràng về chủ đề và có sức cuốn hút: Quan trọng nhất là bạn cần phải thể hiện được nội dung quan trọng tâm và truyền tải được chủ đề. Từ đó, qua tiêu đề bài viết thu hút được độc giả.

Tieu de hap dan giam Bounce rate
Tiêu đề hấp dẫn giúp thu hút người dùng

Cấu trúc nội dung tốt:
– Bạn cần trình bày nội dung súc tích, dễ đọc và dễ nắm bắt được thông tin chính.
– Nếu có thể bạn thêm các bullet hoặc danh sách được đánh số.
– Dùng font dễ đọc
– Tăng size font và line height
– Thêm vào bài viết hình ảnh chất lượng, có thể nói một hình ảnh tốt hơn một ngàn lời diễn giải,
– Nhúng Video vào bài viết
– Chữ đậm hay In nghiêng những từ, cụm từ chính
Khiến nội dung dễ đọc hơn, cắt các đoạn sao cho chúng không quá dài cũng không quá ngắn. Tốt nhất là khoảng từ 2-5 câu, không nên quá 5 dòng cho mỗi đoạn văn bản
Để chia nhỏ nội dung thành các phần của bài viết dùng các tiêu đề phụ (subheading): Chú ý rằng tôi đã chia các phần bằng cách dùng tiêu đề phụ trong suốt bài viết này. Trên thực tế, bạn có thể nắm được ý nghĩa, nội dung quan trọng của bài viết chỉ bằng cách lướt qua toàn bộ các tiêu đề phụ của bài viết.

Tieu de phu anh huong Bounce rate
Thông qua tiêu đề phụ bạn có thể năm rõ ý chính, nội dung quan trọng của bài viết

Bạn có thể thể hiện nội dung bằng nhiều cách khác nhau như: TEXT, VIDEO, INFOGRAPHIC, IMAGE, SLIDE.
Có Box tìm kiếm nội dung dễ dàng trên trang
Phân tách giữa văn bản và hình ảnh:  tham khảo ở chính bài viết này giữa các đoạn văn bản và hình ảnh bạn nên thêm một “khoảng trống”.
Các ví dụ tuyệt vời về cách thiết lập trang cũng như nội dung với tỷ lệ thoát có thông số mơ ước đó chính là một số trang web được sử dụng nhiều nhất. Chẳng hạn như Wikipedia, mỗi trang đều có liên kết với các trang có liên quan. Bạn có thể tiếp xúc dễ dàng từ chủ đề chính đang quan tâm như xe máy và cuối trang sẽ có các liên kết liên quan tới những trang như các kiểu dáng xe, mô hình khác nhau để tham khảo.
Những trang web của Tienziven.com cũng đang làm theo và nếu có thể sẽ dẫn link đến đảm bảo rằng mỗi trang đều liên quan đến các trang khác trong cùng website. Như vậy, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho người truy cập điều hướng sang các trang đó để giảm Bounce rate cho website, cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan để người dùng tham khảo thêm.

Lien ket content dieu chinh bounce rate
Liên kết những content liên quan là điều quan trọng

Liên kết các Content liên quan: Đây cũng là một yếu tố trong xếp hạng của bộ máy tìm kiếm. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải cung cấp được những nội dung, thông tin thực sự liên quan, hữu ích mà người truy cập mong muốn thấy. Chứ không chỉ dùng với mục đích SEO và tránh dùng liên kết quá dày bởi sẽ dễ bị quy vào spam từ khóa hoặc spam liên kết.

6.4. Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang tăng lên 1s hay 2s bạn nghĩ là con số không đáng kể? Suy nghĩ này hoàn toàn sai vì  khách hàng rời đi ngay lập tức khi phải chờ đợi thêm vài giây trên website. Điều đó dẫn đến tình trạng Bounce rate tăng cao.

Anh huong toc do tai trang den Bounce rate
Tối ưu tốc độ tải trang giúp tăng xếp hạng trên bảng công cụ tìm kiếm

Một trong những yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm chính là tốc độ tải trang. Do đó, cần thường xuyên theo dõi và cải thiện tốc độ tải trang để tác động tốt đến SEO và tỷ lệ thoát trang.

7. Kết luận

Như vậy, bạn có thể đo lường được chất lượng traffic của website dựa vào tỷ lệ thoát trong Google Analytics. Khi đó Bounce Rate sẽ là chỉ số đầu tiên lên tiếng cảnh báo nếu bạn có được nguồn traffic không chất lượng thông qua kênh truyền thông (SEO, Email, PPC, …).. Và điều gì sẽ diễn ra tiếp thì sẽ tùy vào việc bạn hiểu con số này như nào và đưa ra giải pháp thích hợp.
Bạn sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt liên quan đến nội dung marketing, Cải thiện CRO, SEO hay trải nghiệm người dùng khi biết Bounce Rate của trang web. Những số liệu đó có thể dùng để theo dõi xem các thay đổi của bạn trên website là tiêu cực hay tích cực.

Toi uu toc do tai trang
Hiểu về Bounce rate để tối ưu tốc độ tải trang tăng hiệu quả website

Bounce Rate cao như tôi đã đề cập, không phải là một điều xấu. Dù bạn đã xác định rằng trên một trang nhất định Bounce Rate thấp hơn là một điều tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là việc hạ thấp tỷ lệ Bounce Rate luôn có lợi. Ví dụ như bạn đang chạy thử nghiệm A / B khi chuyển đổi và chỉ số Bounce Rate giảm nhưng kéo theo doanh thu của bạn cũng giảm.
Chúng ta sẽ tìm kiếm các cơ hội cải thiện website một cách tuyệt vời thông qua chỉ số Bounce Rate. Tuy nhiên nó chỉ là “micro-conversion” – nên trên thực tế bạn không nên tối ưu hóa chỉ để giảm bounce rate trên một trang.
Hy vọng với những chia sẻ về Bounce rate ở trên các bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì và biết cách tối ưu tốc độ tải trang hiệu quả giúp cho trang web có cơ hội xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm nhé!

 

 

The post Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu Bounce hiệu quả nhất appeared first on Công ty Đào tạo SEO và Digital Marketing Tổng thể.



source https://tienziven.com/seo/bounce-rate-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

Search engine marketing (SEM) là gì? Chiến lược SEM tối ưu

Landing page là gì? Landing page khác gì website?

Social media marketing là gì? Làm thế nào để triển khai hiệu quả