Google Panda là gì? Tìm hiểu các yếu tố của thuật toán Panda
Khái niệm Panda Back là gì có lẽ đã quá quen thuộc với những người làm SEO lâu năm và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với người mới bắt đầu tìm hiểu về SEO thì đây là nội dung mới mẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày khái niệm và những vấn đề quan trọng liên quan đến Google Panda Back mà bạn cần phải biết.
1. Panda Back là gì?
Panda Back (hay còn gọi là thuật toán Panda hay Google Panda) là một thuật toán được Google ra mắt vào tháng 2/2011. Đây là thuật toán được tạo ra với mục đích loại bỏ các nội dung copy, kém chất lượng cũng như các website không mang lại giá trị nội dung cho người dùng.
Ngoài ra, Panda Back còn hướng đến việc thay đổi cách xếp hạng trên SERP (Search engine results page – tức là trang kết quả của công cụ tìm kiếm, mà cụ thể ở đây là của Google), từ đó trả về các kết quả chính xác, hữu ích và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng hơn.
Với các thuật toán xem xét chất lượng nội dung website, thuật toán Google Panda sẽ:
- Loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy từ các website khác.
- Giảm sự hiện diện của những website chất lượng thấp.
- Thưởng cho các website có chất lượng nội dung cao.
Biểu hiện thường thấy của một trang web bị thuật toán Panda phạt đó là tình trạng rớt hạng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào tình trạng này cũng thể hiện một cách rõ ràng như vậy.
2. Nguyên nhân website bị dính án phạt Panda
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website của bạn bị dính án phạt của Panda. Trong đó, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân từ yếu tố onpage và từ yếu tố offpage.
2.1. Nguyên nhân từ yếu tố onpage
Yếu tố onpage dẫn đến tình trạng bị thuật toán Panda phạt gồm 6 nguyên nhân cơ bản sau:
Thin content
Thin content có nghĩa là nội dung mỏng, tức là nội dung sơ sài, chất lượng content thấp. Vậy nội dung như thế nào thì được đánh giá là có chất lượng thấp? Đó là những nội dung sơ sài, chỉ viết cho có; trình bày lan man hoặc thậm chí không liên quan đến chủ đề của bài viết nên không mang lại giá trị thông tin cho người đọc.
Duplicate content
Duplicate content có nghĩa là trùng lặp nội dung, tức là nội dung của bạn giống, trùng với nhiều nội dung khác. Từ đó dẫn đến website bạn vi phạm thuật toán Google Panda. Việc trùng lặp này có thể là trùng lặp:
- Giữa nội dung trên website của bạn với nội dung trên website khác. Ví dụ như khi bạn copy bài viết của trang web khác để đăng lên trang web của bạn.
- Hoặc giữa nội dung này với nội dung khác trên chính website của bạn. Ví dụ như khi bạn đăng bài giới thiệu sản phẩm ở Mục Sản phẩm và cũng đăng bài đó ở Mục Blog trên cùng website của mình.
Thiếu Authority
Authority có nghĩa là thẩm quyền. Hiểu một cách đơn giản hơn thì website thiếu Authority là những website có độ uy tín thấp và nội dung được tạo ra từ nguồn không được xác minh về Entity.
Content farming
Content farming là khái niệm được dùng để chỉ những website có nội dung thu nhặt từ nhiều web khác, sau đó nhồi nhét từ khóa để đánh lừa các thuật toán nhằm vào mục đích chiếm top.
Một đặc điểm để nhận diện Content farming đó là web này thường xuyên xuất hiện ở các vị trí top cao. Tuy nhiên, khi click vào để đọc thì gần như không có giá trị thông tin nào hoặc nội dung chẳng liên quan đến từ khóa, thậm chí là vô nghĩa nhưng được bố trí rất nhiều từ khóa bạn đang tìm kiếm.
Nhiều nội dung quảng cáo
Đặt banner quảng cáo là điều bình thường, nhiều website vẫn làm điều này để kiếm tiền. Tuy nhiên, website có quá nhiều banner quảng cáo nhưng lại rất ít nội dung cung cấp giá trị cho người dùng lại là đối tượng mà thuật toán Google Panda nhắm đến.
Lỗi về Schema
Schema là một đoạn code nhỏ giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn. Google muốn rằng: Nội dung bạn khai trên schema cũng sẽ phải đúng là nội dung mà người dùng nhìn thấy trên website của bạn. Nếu bạn làm sai quy định này, khi Google đã thu thập đủ dữ liệu thì website của bạn sẽ nhanh chóng nhận được án phạt từ Panda.
2.2. Nguyên nhân từ yếu tố offpage
Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ đánh số tiếp theo các nguyên nhân onpage phía trên.
Spin Content
Spin Content có nghĩa là trộn nội dung để tạo ra một bài viết có câu chữ mới (câu chữ khác với bài viết gốc) nhưng ý tứ thì vẫn như vậy. Không ít bài viết được tạo ra bởi công cụ Spin Content có câu từ rất khó hiểu.
Thực tế, việc trộn nội dung vẫn diễn ra vì ưu điểm nhanh và tiết kiệm công sức cho người viết content. Tuy nhiên, Google đánh giá đây là dạng nội dung rác và là đối tượng bị các thuật toán của Google loại bỏ, trong đó có Panda.
Keyword Cannibalization
Keyword Cannibalization hay còn gọi là xung đột từ khóa, ăn thịt từ khóa. Đây là khái niệm chỉ tình trạng có nhiều bài viết trên website của bạn cùng xếp hạng cho một truy vấn tìm kiếm nhất định nào đó trên Google. Ví dụ: Bạn có hai bài viết khác nhau, một bài viết vị trí thứ 15 và một bài vị trí thứ 20 khi search một từ khóa nào đó.
Khi thu thập dữ liệu website của bạn, thuật toán Google Panda sẽ ưu tiên những trang được tối ưu duy nhất. Nếu các trang đều được viết với chủ đề và từ khóa riêng nhất định thì Google sẽ dễ nhận dạng URL cần cho lên hơn.
3. Các yếu tố quan trọng của Google Panda Back
Hiểu rõ về thuật toán Panda Back sẽ giúp website bạn “ghi điểm” và tăng độ uy tín đối với Google. Dưới đây là các yếu tố quan trọng của Google Panda Back mà bạn cần quan tâm.
3.1. CTR
CTR là viết tắt của Click Through Rate, có nghĩa là tỷ lệ nhấp. Tức là: tỷ lệ những người thấy được bài viết của bạn và chọn phương án click vào để xem chi tiết. Nếu chỉ số CTR càng cao thì thể hiện rằng có nhiều người lựa chọn liên kết dẫn đến website của bạn.
Điều này có thể chứng tỏ rằng website của bạn uy tín và chủ đề bài viết thu hút được nhiều người quan tâm. Để làm được như vậy thì đòi hỏi tiêu đề, meta description cần được sắp xếp từ khóa hợp lý và thu hút người đọc.
3.2. Phân bổ Backlink và Traffic
Nhiều người tập trung đổ backlink và traffic vào một vài trang nhất định trên website. Điều này sẽ khiến Google hiểu nhầm rằng website của bạn chỉ có ít nội dung chất lượng. Do đó, bạn nên phân bổ backlink và traffic một cách hợp lý và chia đều cho nhiều trang khác nhau.
3.3. EDM
EDM (Exact Match Domain) có nghĩa là tên miền chứa từ khóa. Trước đây, không ít người có quan niệm chọn tên miền có từ khóa cần SEO là tối ưu nhất.
Hơn nữa, tên miền chứa từ khóa thường khiến người dùng nghĩ rằng đây là website có nội dung mà họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu website có tên miền chứa từ khóa nhưng không có nhiều nội dung hữu ích liên quan thì Panda sẽ “để mắt” và rất nhanh đánh tụt hạng.
3.4. Content
Google hướng đến người dùng, người dùng cần nội dung chất lượng. Do đó, Google luôn đánh giá cao các website cung cấp content hữu ích và nỗ lực để loại bỏ những content rác, content không mang lại giá trị cho người dùng.
Và thuật toán Google Panda là một trong những nỗ lực đó. Vì vậy, content vẫn luôn là một yếu tố quan trọng để website ghi điểm đối với Google cũng như là với độc giả – những khách hàng tiềm năng của bạn.
4. Dấu hiệu của website bị Google Panda phạt
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một website bị Google Panda phạt đó chính là sự sụt giảm traffic. Traffic có thể giảm liên tục trong thời gian dài hoặc giảm một cách đột ngột.
4.1. Dấu hiệu traffic giảm liên tục
Trong khoảng thời gian vài tuần hoặc hơn một tháng, bạn sẽ nhận thấy traffic giảm dần một cách liên tục và ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều biểu hiện tiêu cực khác kèm theo xuất hiện trên website của bạn.
4.2. Dấu hiệu traffic giảm mạnh một cách đột ngột
Ngoài việc traffic giảm dần, traffic giảm mạnh một cách đột ngột cũng là dấu hiệu cho thấy website bạn đang bị dính Google Panda Back trong thời gian này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, tình trạng giảm mạnh traffic do thuật toán Panda phạt sẽ có biểu hiện khác với thuật toán Penguin. Đó là, Panda phạt sẽ đẩy traffic xuống từ từ hoặc giảm mạnh khoảng hơn một nửa so với bình thường, còn Penguin phạt thì traffic sẽ giảm cực mạnh xuống tận đáy.
5. Cách khắc phục khi bị Panda phạt
Nếu như website của bạn có dấu hiệu của việc bị Panda phạt thì bạn cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số nội dung bạn cần thực hiện để xử lý vấn đề một cách hiệu quả.
5.1. Nâng cao chất lượng content
Bản chất của thuật toán Google Panda Back là nâng cao chất lượng content cho người dùng. Do đó, trước hết, bạn cần cải thiện và nâng cao giá trị content trong website của mình. Cụ thể công việc bạn cần làm là:
- Bước 1: Review content website và tìm các nội dung có dấu hiệu bị thuật toán Panda phạt.
- Bước 2: Phân loại content.
- Bước 3: Loại bỏ “thin content”, xóa các bài kém chất lượng và không có nội dung giá trị nào.
- Bước 4: Viết lại hoặc bổ sung để tối ưu chất lượng đối với các nội dung giá trị.
5.2. Nâng cao chất lượng website
Bên cạnh chất lượng bài viết – content thì trải nghiệm người dùng khi tiếp nhận thông tin hữu ích từ website cũng là điều quan trọng không kém. Chất lượng website sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn, góp phần tăng Authority để “thể hiện” với Google rằng đây là một nguồn thông tin uy tín và đáng tin cậy trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
5.3. Sử dụng thẻ Canonical
Thẻ canonical (hay còn gọi là “rel= canonical”) là cách bạn khai báo với Google rằng một URL nào đó đang là một bản sao của một URL gốc khác. Do đó, bạn có thể sử dụng thẻ canonical trong trường hợp có nội dung bị trùng lặp trên nhiều URL.
Ví dụ: Nếu website của bạn có hai bài viết A và B trùng lặp nội dung (và bạn xác định rằng bài viết A bản chính), bạn có thể dùng thẻ canonical để chỉ định URL của bài viết A là gốc và index bài viết A với Google.
Từ những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã biết thuật toán Panda Back là gì cũng như những vấn đề cơ bản liên quan đến thuật toán này. Để tránh bị ảnh hưởng bởi thuật toán Google Panda, bạn hãy hướng đến việc sáng tạo và cung cấp những nội dung có giá trị – thứ mà tất cả các công cụ tìm kiếm và người dùng đều đánh giá cao.
The post Google Panda là gì? Tìm hiểu các yếu tố của thuật toán Panda appeared first on Công ty Đào tạo SEO và Digital Marketing Tổng thể.
source https://tienziven.com/panda-back-la-gi/
Comments
Post a Comment