Dofollow và nofollow link là gì? Cách sử dụng chi tiết

Nofollow là gì có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn mới tìm hiểu SEO sẽ thắc mắc. SEO đã và đang không ngừng phát triển, ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến SEO mà chúng ta cần phải tìm hiểu. Hầu hết, các SEO-er đều đã nghe nói về Link nofollow. Nhưng đối với những người ngoài ngành hay mới vào nghề, đây là thuật ngữ khá khó hiểu.

Thẻ rel= nofollow là một trong những thẻ HTML đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một trang web. Hãy tìm hiểu mọi điều bạn cần biết về các nofollow link trong bài viết này nhé!

1. Link nofollow là gì?

Trước tiên, rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các liên kết. Có hai loại thuộc tính rel cơ bản, đó là: rel=nofollow và rel=”dofollow” dùng để khai báo với các bot của công cụ tìm kiếm.

nofollow
Nofollow là gì?

Link nofollow là một liên kết có chứa thuộc tính rel trong HTML của nó. Thuộc tính này thông báo cho các công cụ tìm kiếm không chuyển quyền từ trang liên kết đến trang đích.

Như vậy, các nofollow link có ít giá trị hơn so với liên kết dofollow (theo quan điểm của SEO).

2. Nofollow và dofollow là gì

Đối với người dùng, Nofollow hay Dofollow đều không có gì khác biệt. Người dùng vẫn có thể nhìn thấy hoặc truy cập link Nofollow và Dofollow giống như các link bình thường khác trên website.

Tuy nhiên, đối với SEO thì chúng lại có sự khác biệt không nhỏ. Về cơ bản, sự khác biệt giữa Nofollow và Dofollow là: Nofollow hầu như không ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm, còn Dofollow thì ngược lại.

Nhìn chung trong SEO, số lượng backlink càng nhiều, trang web của bạn dễ dàng lên top trên công cụ tìm kiếm hơn. Nhưng khi bạn xây dựng backlink cho trang web của mình, bạn nên để ý xem các liên kết này trỏ về website của bạn là dofollow hay nofollow.

link nofollow
Thẻ nofollow và dofollow trong SEO

Vì dofollow thì mới tính backlink (Google cho biết, link nofollow không được tính vào PageRank). Còn nofollow bạn chỉ nhận được direct traffic và nó thì không mang nhiều ý nghĩa đối với SEO. Do đó, bạn nên sử dụng càng nhiều dofollow link càng tốt khi xây dựng liên kết cho trang web của bạn.

Ví dụ, có 2 backlink cùng trỏ đến trang web tienziven.com. Gồm:

  • Backlink thứ nhất: Đến từ trang chủ của một website rất có uy tín. Tuy nhiên, trong mã code HTML, đây là backlink nofollow.
  • Backlink thứ hai: Đến từ một bài blog post (không uy tín bằng website ở backlink thứ nhất), nhưng cách này là đặt backlink dofollow.

So sánh hai backlink trên thì ta thấy rằng: Backlink thứ nhất không có giá trị đối với thứ hạng của trang web tienziven.com. Ngược lại, backlink thứ hai lại là backlink có lợi cho việc tăng PageRank hơn.

3. Phân biệt Nofollow và Noindex

Noindex là một thẻ được thêm vào một số trang nhất định trên website của bạn. Thẻ này sẽ yêu cầu những công cụ tìm kiếm không được thêm những trang cụ thể khác vào chỉ mục của họ.

Vậy Nofollow và Noindex khác nhau ở chỗ nào? Từ khái niệm, có thể thấy hai thẻ này khác nhau về công dụng. Tức là:

  • Nếu bạn cần hướng dẫn công cụ tìm kiếm không lưu trữ trang web của bạn và hiển thị trong kết quả tìm kiếm thì sử dụng Noindex.
  • Còn nếu bạn muốn hướng dẫn trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm không theo các liên kết trên trang thì sử dụng Rel= Nofollow.

Do đó, Noindex dành cho trang web, còn Nofollow link dành cho các liên kết tồn tại trên trang web của bạn.

4. Công cụ tìm kiếm tạo ra Nofollow link để làm gì?

Thẻ Nofollow tag đã được Google tạo ra năm 2015 nhằm giải quyết một số vấn đề xảy ra do Spam link đem lại.

rel= nofollow
Rel=nofollow được tạo ra từ tình trạng spam link

Giả sử website của bạn đang được Google xếp hạng cao. Nhận thấy điều này, các spamers sẽ để lại đường link dẫn đến trang web của họ tại các bình luận trên website của bạn. Nếu tất cả các link này đều là Dofollow thì sẽ dẫn đến website của các spamers này sẽ được đánh giá cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và đồng thời đẩy website của bạn xuống vị trí thấp hơn.

Do đó, thẻ Nofollow được tạo ra để tránh tình trạng:

  • Những trang web chất lượng bị đẩy ra ngoài thay vì các trang spam và các trang spam này sẽ bắt đầu được xếp hạng tốt trong Google.
  • Bởi vì chiến lược này hoạt động hiệu quả nên những bình luận spam trên blog càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát.

5. Công dụng của rel=nofollow đối với SEO

Các nofollow link vẫn ảnh hưởng tới quá trình SEO của bạn, có vai trò nhất định giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Một số công dụng của Link nofollow trong SEO:

dofollow
Chọn rel= Nofollow hay là Dofollow?
  • Link nofollow giúp bạn tăng lượng traffic đáng kể. Một bài viết tốt, chất lượng, đem lại nhiều thông tin có giá trị được chia sẻ trên mạng xã hội, diễn đàn… thì sẽ thu hút được một số lượng không nhỏ người quan tâm truy cập.
  • Một link nofollow tốt có thể kéo theo nhiều link dofollow (đặc biệt là nếu nội dung của bạn chất lượng). Link nofollow giúp bài viết của bạn được biết đến, và trong nhiều trường hợp bài viết đó sẽ được website khác trỏ về để tăng trải nghiệm cho người dùng của họ.
  • Một số SEOer muốn đẩy mạnh backlink nên tạo quá nhiều backlink dofollow về website của họ. Điều này không tự nhiên và có thể bị google phạt. Link nofollow lại là loại link khá tự nhiên. Vì vậy, việc sử dụng các liên kết nofollow giúp việc đi backlink trở nên cân bằng và tự nhiên hơn.
nofollow link
Link nofollow giúp website cân bằng backlink một cách tự nhiên hơn

Nofollow tuy không “mạnh” bằng Dofollow, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nó đối với SEO. Bạn có thể hiểu rằng, thẻ nofollow là một “nhà tiếp thị thực hành” đầy hữu ích cho thương hiệu và website của bạn.

6. Khi nào nên sử dụng thẻ rel= nofollow?

Vậy khi nào nên sử dụng thẻ rel=nofollow? Theo kinh nghiệm triển khai SEO, bạn có thể dùng thẻ Nofollow trong các trường hợp sau:

nofollow va dofollow la gi
Khi nào nên sử dụng Nofollow link?

6.1. Các liên kết trả phí

Liên kết trả phí là các liên kết quảng cáo được đặt trên website của bạn. Đây là trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng link Nofollow nếu không sẽ bị Google phạt. Một số ví dụ link trả phí phổ biến như: Quảng cáo Google Adsense, Affiliate…

6.2. Nghi vấn về sự tin cậy của website

Trong trường hợp cần phải để External Links nhưng bạn có sự nghi vấn về mức độ tin cậy của website đó thì bạn nên dùng thẻ Nofollow. Bởi nếu đó là các website không uy tín thì có thể làm tụt thứ hạng của bạn.

Một số trường hợp khác nhiều người vẫn thường sử dụng Nofollow để “đảm bảo an toàn” cho website của mình như:

  • Các bình luận trên website của bạn.
  • Các bình luận từ các diễn đàn có dẫn link về website của bạn.

6.3. Khi cần Bot Google thu thập nhanh dữ liệu

Đây là tình huống bạn cần ưu tiên việc thu thập dữ liệu của Bot Google hơn. Ví dụ như bạn đang có 5 bài viết. Trong đó có 3 bài quan trọng bạn đang cần Bot Google nhanh thu thập dữ liệu. Để giúp Bot Google, bạn có thể dùng thẻ Nofollow cho các liên kết nội bộ ở 2 bài viết không quan trọng còn lại.

7. Cách kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow link

Bạn cần nhớ rằng: Các liên kết nofollow đều chứa rel= nofollow trong HTML của trang. Do đó, để kiểm tra xem thuộc tính nofollow có được thêm vào liên kết trên trang web hay không, bạn cần kiểm tra xem có thẻ rel=nofollow hay không.

Để làm điều này, bạn hãy đưa chuột đến liên kết đó, nhấp chuột phải vào nó, sau đó chọn kiểm tra trên trình duyệt của bạn.

link dofollow la gi
Kiểm tra thuộc tính nofollow của một website
  • Bước 1: Click chuột phải vào vị trí bất kỳ trên trang.
  • Bước 2: Chọn “view page source”.
  • Bước 3: Tìm link bạn cần kiểm tra Dofollow hay Nofollow.
  • Bước 4: Nếu bạn thấy có thẻ rel=”nofollow” thì đó là link nofollow. Nếu không có thẻ này thì đó là link dofollow.

Một số tổ hợp phím hữu ích cho bạn:

  • Ctrl + U: Mở “view page source”.
  • Ctrl + F: Tìm vị trí có rel= nofollow

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích mở rộng của Chrome như Strike Out Nofollow Links. Với tiện ích này, bạn có thể xem nhanh những liên kết nào có thuộc tính nofollow (Công cụ này sẽ để lại những đường gạch ngang qua những link nofollow có trong trang).

link dofollow
Strike Out Nofollow Links trên Chrome

8. Cách đặt link nofollow trên website

Bước 1: Chèn link vào bài viết như bình thường. Nếu dùng nền tảng WordPress chỉ cần highlight văn bản bạn muốn chèn link. Sau đó, nhấp vào biểu tượng liên kết ở thanh nhập dữ liệu.

rel= nofollow la gi
Biểu tượng liên kết trong WordPress

Bước 2: Chuyển sang chế độ HTML (Nếu dùng WordPress, bạn có thể chuyển sang HTML bằng cách chuyển từ tab “Visual” sang tab “Text” ở đầu cửa sổ bài viết).

link nofollow la gi
Đổi chế độ view sang HTML

Bước 3: Tìm liên kết của bạn trong HTML và thêm thẻ rel=nofollow vào trong thẻ <a> như dưới đây:

dofollow va nofollow la gi
Chèn thuộc tính nofollow vào thẻ

Như vậy là xong rồi. Đơn giản đúng không nào!

Đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được link nofollow là gì cũng như vai trò mà nó đem lại cho website của bạn rồi đúng không? Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Nofollow link và cách đặt link nofollow, bạn có thể áp dụng vào việc triển khai SEO một cách hiệu quả cho website của bạn.

The post Dofollow và nofollow link là gì? Cách sử dụng chi tiết appeared first on Công ty Đào tạo SEO và Digital Marketing Tổng thể.



source https://tienziven.com/rel-nofollow-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

Landing page là gì? Landing page khác gì website?

Search engine marketing (SEM) là gì? Chiến lược SEM tối ưu

Tổng hợp 20 mẫu trang admin cho website hot nhất hiện nay